HomeDịch Vụ Diệt MốiCách phát hiện mối5 Cách phát hiện mối trong nhà đơn giản hiệu quả ai cũng làm được

5 Cách phát hiện mối trong nhà đơn giản hiệu quả ai cũng làm được

5 Cách phát hiện mối trong nhà đơn giản hiệu quả ai cũng làm được

Rất nhiều hộ gia đình đã thiệt hại hàng 100 triệu đồng do phải thay toàn bộ hệ thống cửa, sàn gỗ, tủ bếp, càu thang… tất cả đều do bị mối phá hoại nhưng chủ nhà phát hiện mối xông chậm hoặc phát hiện có mối trong nhà nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng phương pháp.

Vậy làm cách nào để phát hiện nhà đang bị mối xông để diệt mối tận gốc ngay tránh những thiệt đáng tiếc?

Với kiến thức và kinh nghiệm 25 năm thực tế nghiên cứu và làm dịch vụ diệt mối, Chúng tôi đưa ra các cách phát hiện hay dấu hiệu nhận biết căn nhà của gia đình bạn có đang bị mối xông hay không như chuyên gia diệt mối:

 

Mối thường ăn ốp chân tường sàn gỗ công nghiệp trước khi ăn sàn gỗ

Những vị trí trong nhà con mối thường ăn:

Trong nhà mối thường ăn: Cửa đi, cửa vệ sinh, tủ bếp, sàn gỗ, ốp chân tường bằng gỗ, tủ quần áo, cầu thang gỗ… tất cả những đồ có chứa chất xellulo là mồi hấp dẫn với mối.

Dụng cụ để kiểm tra nhà có bị mối hay không:

Dụng cụ kiểm tra rất đơn giản, nhà nào cũng có, và ai cũng có thể kiểm tra được: Tuốc-nơ-vít và đèn pin, nhà không có đèn pin bạn có thể dùng đèn điện thoại.

Cách kiểm tra nhà bạn có bị mối ăn không:

Mối ăn bao giờ cũng đắp đường đất để giữ độ ẩm. Vì vậy, có thể dễ dàng kiểm tra nhà bị mối ăn hay không bằng cách kiểm tra xem có đường đất đắp không.

1. Cách kiểm tra mối ăn đối với cửa gỗ:

Mối thường ăn vào nẹp cửa gỗ và đắp đường đất để bảo vệ tổ

Dùng tuốc-nơ-vít cậy nẹp cửa: Nếu trong nẹp cửa có thấy đất đắp thành đường, cậy đường đất thấy mối là nhà bị mối ăn.

Cần chú ý kiểm tra kỹ các cửa nhà vệ sinh nhất là WC tầng 1, vì đây là khu vực ẩm thấp nhất và hay bị mối ăn nhất.

Đối với cửa đi bằng gỗ trò chỉ: Mối ăn thẳng vào khuôn cửa, trên khuôn sẽ có các lỗ nhỏ bằng đầu tăm, có đất ở đầu.

2. Cách kiểm tra mối ăn đối với tủ bếp bằng gỗ:

Đường mối ăn vào khe ghép gỗ của tủ bếp

Tủ bếp bằng gỗ đều có thể bị mối ăn. Mối thích ăn nhất là tủ bếp bằng gỗ sồi Nga, tần bì Mỹ, tủ bếp bằng gỗ công nghiệp sau 3 – 4 năm khi lớp keo gỗ hết mùi và tủ bị ẩm nhiều là điều kiện lý tưởng cho mối.

Để kiểm tra tủ bếp có bị mối ăn hay không ta cần chú ý các góc, cạnh của tủ bếp, khe tiếp giáp giữa mặt đá tủ bếp và gỗ có đường đất đắp hay không.

3. Cách kiểm tra mối ăn đối với sàn gỗ công nghiệp:

Sàn gỗ công nghiệp vẫn bị mối xông

Hiện nay, sàn gỗ công nghiệp bất kể của hãng nào đều bị mối ăn sau 3 – 4 năm lắp sàn gỗ. Dùng tuốc-nô-vít cậy ốp chân tường của sàn gỗ để kiểm tra mối.

Các vị trí sàn gỗ bì sùi bất thường cần dùng tuốc-nô-vít cậy thử kiểm tra.

4. Cách kiểm tra mối ăn đối với sàn gỗ tự nhiên:

Ốp chân tường bằng gỗ pơmu sau 10 năm ốp bị mối ăn

Sàn gỗ tự nhiên thường ít bị mối ăn trừ các sàn gỗ bằng thông. Tuy nhiên, các khung sương ở dưới sàn gỗ tự nhiên thường làm bằng các loại gỗ tạp nên hay bị mối ăn.

Cách kiểm tra mối là sàn gỗ tự nhiên bị phùng nên, đêm nằm nghe tiếng kiêu lạ gần giống như tiếng nước chảy, nhiều khi nghe thấy tiếng rào rào.

Hoặc để hộp giấy, tủ gỗ bằng ván ép sẽ thấy mối ăn lên trên.

5. Cách kiểm tra mối ăn đối với tủ quần áo:

Tủ quần áo bằng gỗ công nghiệp đặt cạnh wc dễ bị mối ăn

Tủ quần áo hay bị mối xông nhất là đối với nhà chung cư thường đặt tủ quần áo sát tường wc.

Với tủ quần áo mối thường ăn từ dưới đáy tủ lên, hoặc ăn tấm ván hậu ( tấm gỗ đằng sau tủ).

Bạn kiểm tra xem có đường đất đắp ở góc tủ hay không nếu có đường đất là có mối, Nếu tấm hậu của tủ có bị biến màu từ màu vàng gỗ sang màu đen là do bị ẩm hoặc có thể bị mối.

Trên đây là những cách đơn giản nhất bạn có thể tự kiểm tra nhà mình có đang bị mối ăn hay không như những chuyên gia diệt mối. Bạn có thể định kỳ kiểm tra mối 3 tháng 1 lần là tốt nhất.

Nếu phát hiện có nhà mình đang có mối bạn hãy gữi nguyên hiện trạng, không phun xịt, vứt bỏ vị trí mối đang ăn.

=>>> Hãy xem ngay cách diệt mối chúa tận gốc hoặc gọi ngay chuyên gia diệt mối hàng đầu Việt Nam để được tư vấn miễn phí trực tiếp