HomeDiệt côn trùngDiệt muỗi

Diệt muỗi

Diệt muỗi

Muỗi là một loại sinh vật gây nên nhiều khó chịu cho con người. Không chỉ vậy, nó còn là một tác nhân gây nên những bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Trong những ngày thời tiết ẩm mốc như hiện nay là điều kiện sinh sản và phát triển nhanh của loại sinh vật này nên nếu muốn biết về những các diệt muỗi hiệu quả thì đọc ngay bài viết này nhé.

Muỗi cái hút máu người

 1. Đặc điểm sinh thái loài muỗi

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng.

Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái.

Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả.

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Vòng đời của muỗi

2. Muỗi và sức khỏe con người

Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da…

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.

3. Cách diệt muỗi trong nhà

Dùng sinh vật

Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:

  • Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
  • Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
  • Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
  • Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
  • Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng
  • Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng

    Bộ trưởng Bộ Y Tế kiểm tra quyết liệt với dịch sốt xuất huyết

Cải tạo môi trường

Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:

  • Nạo vét cống rãnh, vũng nước
  • Phát quang bụi rậm
  • Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín
  • Dọn dẹp nhà cửa
  • Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh)

Bẫy điện

Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng, hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.

Dùng đèn điện để bắt muỗi

Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.

Dùng hóa chất

Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái.

Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người và tạo nguy cơ hỏa hoạn.

Dùng máy ULV hiện đại để phun thuốc diệt trừ muỗi

Sử dụng mẹo vặt đuổi muỗi theo cách dân gian như dùng các loại thảo mộc, cây cỏ

Nhiều loại cây cỏ, thảo mộc sử dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta còn có chức năng đuổi muỗi khá hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng rau bạc hà, vỏ quýt hoặc mùi hoa đinh hương để xua đuổi muỗi. Những loại nguyên liệu này đều vô cùng phổ biến trong cuộc sống và hơn nữa nó rất rẻ tiền nên bạn có thể đuổi muỗi mà không có tốn kém gì cả.

Mẹo dùng xả để đuổi muỗi ra khỏi nhà

Những loại cây cỏ khác có khả năng đuổi muỗi như vỏ bưởi, cây ngải, lá náng… Với những loại nguyên liệu này, bạn cần phải đốt để khói của chúng thì mới đuổi muỗi được.

Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng bồ kết, hương nhu các loại cây gỗ thơm… để làm vật chống muỗi. một trong các loại nguyên liệu được chúng ta sử dụng phổ biến nhất mà có tác dụng chống muỗi vô cùng cao đó chính là sả.

Cách diệt muỗi trong nhà an toàn hiệu quả nhất không độc hại :

Nếu nhà bạn có ít muỗi và không ẩm thấp bạn có thể dùng cách đuổi muỗi tận gốc bằng các mẹo vặt tự nhiên không dùng hóa chất như: Dùng sả, dùng bã café, dùng tỏi, dùng chanh, dùng nước, rửa chén … để đuổi muỗi.

Nếu nhà bạn quá nhiều muỗi và ẩm thấp bạn lên kết hợp thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp vườn cây với việc dùng dịch vụ phun thuốc diệt muỗi trong nhà.

Đây đều là những cách diệt muỗi trong nhà hiệu quả mà lại dễ làm nên bạn có thể tham khảo nhé.

4. Thuốc diệt muỗi

Các loại thuốc phun muỗi dùng để diệt trừ muỗi

Các loại thuốc phun diệt trừ muỗi hiệu quả

Thuốc phun muỗi dạng xịt: Dùng trong không gian nhỏ, xịt diệt trực tiếp muỗi
Thuốc diệt muỗi dùng bình phun muỗi hoặc máy phun muỗi:
Thuốc phun diệt trừ muỗi có nguồn gốc của Anh như Permethrin 50EC, Thuốc diệt muỗi HOCKLEY UK 10 CS, Thuốc diệt muỗi PERME UK 50 EC.
Thuốc diệt muỗi của Đức là Fendona.
Thuốc diệt muỗi nhập khẩu từ Hàn Quốc: Bioper 55EC.
Thuốc diệt của Việt Nam sản xuất Deltox, Hantox.

Tác dụng của thuốc diệt muỗi:

Khi phun các loại thuốc diệt muỗi trong nhà độ cao < 2m, thuốc diệt muỗi sẽ bám lên bề mặt tường, tủ, bàn ghế. Côn trùng đậu vào sẽ bị hoá chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết.
Tùy vào liều lượng, địa bàn, thời tiết phun mà thuốc diệt muỗi có tác dụng trong 3 – 6 tháng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
việc phun thuốc là phun với một lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa.
Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở.
Cũng chính vì đặc tính chỉ vài giờ sau phun lượng hóa chất này khuếch tán hết trong không gian nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm phun, chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi.
Bởi vậy, khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người.
Và như vậy, nguy cơ mắc sốt xuất huyết vẫn xảy ra.

Phun thuốc diệt trừ muỗi cho trường mần non

Giáo sư Trần Văn Sung đưa ra chỉ dẫn, người dân chỉ nên phun thuốc theo định kỳ 3 – 6 tháng. Tốt nhất sau khi phun thuốc từ 30 phút đến một tiếng đồng hồ, nên mở cửa cho thoáng khí.
Không nên để người già và trẻ nhỏ vào phòng mới xịt thuốc diệt côn trùng để đề phòng những tác động phụ của thuốc.

=>>> Tham khảo để nhận biết các dấu hiệu nhận biết mối ăn vào trong nhà, để tránh thiệt hại do mối gây ra: cách phát hiện mối trong nhà