HomeGóc tư vấn11 Bệnh dịch mùa hè hay mắc phải ở trẻ và cách phòng chống.

11 Bệnh dịch mùa hè hay mắc phải ở trẻ và cách phòng chống.

11 Bệnh dịch mùa hè hay mắc phải ở trẻ và cách phòng chống.

Bệnh mùa hè – Mùa hè thường là thời điểm phát sinh nhiều loại bệnh dịch và các loại bệnh thường gặp như bệnh tiêu chảy, bệnh thủy đậu, bệnh sốt xuất huyết… do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, những tháng hè là thời gian cao điểm của một số căn bệnh như tiêu chảy, viêm não do virut, sốt xuất huyết, lỵ amip…

Mới đây, Cục Y tế dự phòng đã cập nhật tình hình dịch bệnh mùa hè và đưa ra các khuyến cáo để cộng đồng phòng chống các căn bệnh này.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh bùng phát thành dịch.

Theo thống kê những năm gần đây, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, có tới 10 loại bệnh được đưa vào danh sách “đen” như: cúm, tiêu chảy, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, thủy đậu, andenovirus, lỵ amip, Rubella, viêm não virut.

Trong đó, đứng đầu về số ca mắc là cúm, tiêu chảy, tay – chân – miệng và sốt xuất huyết.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh dịch bùng phát ngoài thời tiết còn có các yếu tố khác như: tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, muỗi và các nhân tố truyền bệnh phát sinh và phát triển, sự gia tăng của du lịch cũng như sự tập trung đông người tại các điểm vui chơi, giải trí…

1. Bệnh tay chân miệng

 Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc Tay – Chân – Miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng

  Nhận biết trẻ mắc bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

 Phân loại bệnh theo mức độ nặng 

– Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:

Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

– Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

       Sốt cao liên tục không thể hạ được.

       Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….

       Giật mình

       Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

       Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

       Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

 Cách phát hiện các dấu hiệu nặng

– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.

– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

 Điều trị và chăm sóc bệnh chân tay miệng

Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Nguyên tắc phòng bệnh chân tay miệng:

Hiện chưa có vác xin đặc hiệu phòng bệnh.

Phòng bệnh trong cộng đồng:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

– Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Tại các cơ sở y tế:

– Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.

– Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.

– Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ.

2. Bệnh tiêu chảy

 Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

– Virut. Virut là nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Rotavirus là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp tính ở trẻ em.

– Vi khuẩn và ký sinh trùng. Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể. Ký sinh trùng Giardia lamblia như Crypxosporidium có thể gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng cũng phổ biến khi đi du lịch ở các nước đang phát triển và thường được gọi là tiêu chảy du lịch.

– Các chứng rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy mạn tính có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích.

– Thói quen ăn uống. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh tiêu chảy thường xảy ra vào mùa hè

Phòng và tránh bệnh tiêu chảy.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.

Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

Dưới đây là những biện pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà bằng những mẹo dân gian vô cùng đơn giản và dễ làm.

 1. Bổ sung nước cho cơ thể

Bạn sẽ không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri do bị tiêu chảy. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần phải bù đắp những gì bị mất. Điều đầu tiên là bạn phải uống thật nhiều nước.

Uống 8 ly nước trong ngày là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy. Mặc dù nước lọc bình thường không có chất điện giải, nhưng nó vẫn là cách hữu hiệu cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Sự lựa chọn khác thay nước để giúp bạn điều trị tiêu chảy nhanh hơn là uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay nước ép mận. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.

2. Sữa chua

Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn.

Chúng ta biết rằng uống kháng sinh kéo dài có thể gây tiêu chảy bằng cách giết chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Để hạn chế bị tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy.

3. Nghỉ ngơi

Khi bị tiêu chảy, không có gì tốt hơn so với việc nghỉ ngơi đầy đủ để chữa khỏi bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Do đó, để điều trị tiêu chảy, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái và đặt một chiếc khăn hay một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.

4. Tránh xa một số loại thức ăn

Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn như phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu uống sữa, ruột của bạn sẽ hoạt động kém đi. Hơn nữa, bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.

Một số loại thức ăn cần phải tránh xa khi bạn bị tiêu chảy

Tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, uống nước ép táo và nước ép mận mà không thêm đường được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.

5. Trà hoa cúc

Một trong những cách cầm tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Uống ba tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể. Người ta nói rằng chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt.

6. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng bạn không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn và làm cho bệnh tiêu chảy khó điều trị.

Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, ngũ cốc hay khoai tây tốt cho người tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, bạn hãy tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó. Khoai tây cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang mất đi. Tuy nhiên, ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.

Các loại rau như cà rốt giúp bạn tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh đau bao tử nhanh chóng. Hơn nữa, chúng đều rất giàu chất dinh dưỡng. Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng là sự lựa chọn thông minh cho những người muốn thoát khỏi bệnh tiêu chảy.

7. Quả việt quất

Quả việt quất được coi là thần dược trị được nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà. Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

8. Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.

=> Đây là 8 lời khuyên về cách điều trị tiêu chảy tại nhà một cách tự nhiên. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích và chữa lành bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

3. Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính.

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB.

Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.

Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.

Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.

Bệnh viên não Nhật Bản do muỗi gây ra

Phòng và tránh bệnh Viêm não Nhật Bản

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản cần tiêm văcxin đầy đủ và đúng lịch.

=>>> Hãy xem ngay: Phun thuốc diệt trừ muỗi bằng thuốc ngoại nhập Anh Đức Nhật Bản phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

4. Bệnh cúm

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. Tuy trong đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng. Chúng thường gây nên những vụ dịch, thậm chí đại dịch, do đó số người tử vong vì cúm rất đáng kể.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp

Phòng và tránh bệnh cúm

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

5. Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, triệu chứng thường dễ phát hiện, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng.

Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Trên thực tế đã có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực về sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính

Phòng và tránh bệnh đau mắt đỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Cần được nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng. Đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

6. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.

Đây cũng là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn

Phòng và tránh bệnh thủy đậu.

Hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

7. Bệnh Sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.

Phòng và tránh bệnh Sởi.

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra, do vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

8. Bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là bệnh rôm

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏvà ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chấtbẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyếnmồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt.

Phòng và tránh bệnh ngoài da

Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắmrửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài củacác tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kemchống viêm chứa sterocorticoid.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da. Ngoài rôm sảy, mùa hè nóngẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc…), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận…)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema…).

Ngoài việc giữgìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng dakín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chốngviêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

9. Rubella

Rubella là bệnh do virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Rubella lây qua đường hô hấp, lây lan do tiếp xúc với chất tiết qua đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh được lây truyền bởi các hạt nước bọt khi hắt hơi, sổ mũi,… khuếch tán rộng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh biểu hiện bằng sốt nhẹ 1-2 ngày, đau mỏi người và phát ban dạng sởi

Đôi khi người bị nhiễm Rubella có biểu hiện nhẹ không điển hình hoặc không có triệu chứng gì. Tuy nhiên đây là những người lành mang virus, là nguồn lây bệnh quan trọng, làm cho dịch phát tán và lan rộng nhanh chóng.

Rubella là bệnh do virus gây ra

Rubella là bệnh lành tính, nhưng tác hại của nó đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh như các bệnh tim bẩm sinh, bệnh đầu nhỏ, đục thuỷ tinh thể, điếc, chậm phát triển tâm thần,….

Bệnh Rubella chưa có thuốc điều trị, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin để phòng bệnh, hiên có loại vacxin 3 trong 1: Sởi-Quai bị-Rubella (trong 1 mũi tiêm).       .

Bệnh Rubella có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng việc cách ly, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

10. Sốt phát ban (do vi-rút gây ra).

Thông thường trẻ sốt cao 39-40ºC, biếng ăn, quấy khóc, nằm li bì, thậm chí bị co giật. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu ho, sổ mũi, khi xuất hiện ban trên cơ thể thì trẻ sẽ giảm sốt. Đối với những trẻ sốt phát ban không sốt cao, việc nhận biết bệnh sẽ muộn hơn, vì vậy cha mẹ cần chú ý, không được chủ quan để tránh những biến chứng do bệnh gây ra.

Để phòng chống sốt phát ban, cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch tránh nhiễm khuẩn. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại trái cây giàu vitamin C, uống các loại nước ép hoa quả… Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh bởi đây là bệnh rất dễ lây lan. Khi trẻ bị sốt cao cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu trẻ sốt phát ban có kèm theo triệu chứng đau đầu, nôn ói, co giật… nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ do Virut

Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Đảm bảo vệ sinh an toang thực phẩm, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.

Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. Ít tiếp xúc với bệnh nhân. Đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời, hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng dakín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chốngviêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

11. Bệnh Sốt xuất huyết

 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh này lây lan qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus nên các bạn cần biết thêm về tập tính của loài muỗi này để từ đó cảnh giác và có ý thức phòng ngừa loại muỗi này trong khu vực mình sống. Dưới đây là Cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Biểu hiện của bệnh SXH

Bệnh sốt xuất huyết lây lan qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus

Thể bệnh nhẹ:  Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn là vật trung gian lan truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa… Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20ºC.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Có thể đuổi muỗi trong nhà bằng cách tự nhiên. Chi tiết xem tại đây: 9 Cách diệt muỗi trong nhà tận gốc tự nhiên không dùng hóa chất đơn giản và hiệu quả.

Nếu đuổi muỗi trong nhà bằng mẹo dân gian chưa hiệu quả có thể kết hợp với phun thuốc diệt muỗi: Hãy xem ngay: Dịch vụ phun thuốc diệt trừ muỗi

.

Bài viết trên viết về 11 bệnh dịch vào mùa hè thường hay mắc phải và cách phòng chống, hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến cho bạn biết và phòng chống dịch bệnh. Chúc bạn một ngày vui vẻ.