Nhiều khách hàng hỏi chúng tôi: “Tại sao nhà tôi ở 10 năm nay giờ lại có mối?”; “Tại sao nhà tôi vừa làm lại có mối?”; “Lúc làm nhà tôi đã bỏ hết lớp đất cũ và thay bằng lớp cát mới vào nền móng sao vẫn bị mối xông?”; “Tôi ở chung cư mới nhận nhà được 3 năm sao vẫn bị mối ăn tủ quần áo?”…
Và nhiều câu hỏi khác tương tự khác
Bằng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi xin trả lời khách hàng như sau:
Mối xâm nhập vào nhà và các công trình thông qua ba con đường chính:
– Từ đường tiếp xúc:
Các công trình, nhà kế cận có mối điều này giải thích tại sao nhà liền kế tại các khu đô thị lại hay bị mối.
=>>> Tại sao nhà liền kề trong các khu đô thị hay bị mối xông?
– Từ đất nền:
Dưới đất nền có tổ mối, khi xây dựng không xử lý diệt mối, bỏ lớp đất nền cũ giải thích tại sao các nhà xây sẵn để bán hay bị mối
=>>> Tại sao nhà xây sẵn để bán hay bị mối phá hoại?
– Mối bay đàn (mối cánh):
Ở các tổ mối khi mối cánh bay ra và xâm nhập vào công trình. Việc xây dựng ở các công trình thường kéo dài, sau khi san lấp thu dọn không hết cốt pha trong tường, trong đất thường thì đã bị mối bay xâm nhập. Khi lát đất nền trong công trình đã có tổ mối nên 2-3 năm đã thấy mối xuất hiện nhiều và nhiều chung cư hay nhà cao tầng mới vào ở đã bị mối.
=>>> Tại sao nhà tôi ở chung cư vẫn bị mối?
Chú ý: mối nhà là loại mối có thể đục vữa xây tường thông thường, từ bêtông mác cao (>80) vì vậy mối có thể lên được tất cả các tầng trên cao của công trình. Mối thường lợi dụng các đường ống cấp thoát nước ,đường dây điện ngầm, mạch phòng lún đển lên cao, khi gặp chướng ngại vật mới đục tường. Chúng có khả năng bắc cầu bằng cách đắp các đường ống, từ mặt đất nền đắp các trụ cao 10-15 com, từ vách ra 4-5 cm, từ trần nhũ xuống 60-80 cm.
Dựa vào những chú ý trên cùng với quan sát và phân loại các loại mối để lựa chọn kỹ thuật phương pháp diệt mối tận gốc và cách phòng chống mối hiệu quả.